 |
Tác giả: Ngô Minh Oanh, Hồ Sỹ Anh, Nguyễn Ngọc
Nhà xuất bản: Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
Năm xuất bản: 2018
Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGTP.HCM
Vị trí tài liệu : Phòng đọc & Phòng mượn ( CS Đinh Tiên Hoàng, CS Thủ Đức)
|
Việt nam ta là một đất nước có truyền thống giáo dục lâu đời, nghìn năm văn hiến. Trong giao đoạn 1954 -1975, do nhiều biến động chính trị đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc với hai chế độ khác nhau. Trong giao đoạn này ở miền Nam Việt Nam, dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, bên cạnh các hoạt động chính trị - xã hội, giáo dục cũng được chú trọng duy trì và phát triển dựa trên một nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
Cuốn sách “Giáo dục phổ thông Miền Nam (1954 – 1975)” gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về giáo dục miền Nam
Chương 2: Chương trình giáo dục phổ thông miền Nam
Chương 3: Giáo viên và quản lý trường học
Chương 4: Công tác khảo thí và thanh tra trường học
Chương 5: Một số nhận xét về giáo dục phổ thông miền Nam và đề xuất đổi mới giáo dục hiện nay
Cuốn sách dẫn bước bạn đọc khám phá từng ưu, nhược điểm của mô hình giáo dục Hoa Kỳ- nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới được chính quyền Việt Nam Cộng hòa áp dụng. Từ đó, giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác, khách quan về triết lý, thực tiễn cũng như định hướng giáo dục ở miền Nam Việt Nam những năm 1954 -1975
Là một công trình nghiên cứu lớn, cuốn “Giáo dục phổ thông Miền Nam (1954 – 1975)” là một tài liệu tham khảo quý giúp những người làm giáo dục có thể thấy được những mặt hạn chế của nền giáo dục để tránh, đồng thời đúc rút, vận dụng những mặt tích cực cho công cuộc đổi mới giáo dục của nước ta hiện nay.
Xin trân trọng giới thiệu !